Giới thiệu chung Giới thiệu chung

GIỚI THIỆU CHUNG PHƯỜNG HÀNG MÃ

Địa chỉ: Số 45 - phố Hàng Lược - phường Hàng Mã - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Số điện thoại: (024) 3. 8255.681

Email: phma_hoankiem@hanoi.gov.vn

  1. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Đặc điểm, vị trí

Giới thiệu chung phường HÀNG MÃ

1.Vị trí địa lý:

Phường Hàng mã nằm ở phía bắc của quận Hoàn Kiếm.

-Phía  Bắc giáp quận Ba Đình.

-Phía Đông giáp phường Đồng Xuân ,phường Hàng Đào.

-Phía nam giáp phường Hàng Bồ ,phường Cửa Đông.

-Phía Tây giáp quận Ba Đình.

- Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Hàng mã là 0.15km2 trong đó: Đất  ở : 6,79ha chiếm 46.46% đất phi nông nghiệp và chiếm 46.46% so với tổng diện tích đất tự nhiên của phường. Đất chuyên dùng : 7.96 ha chiếm 53.04%đất phi nông nghiệp và chiếm 53.04% so với tổng diện tích tự nhiên của phường. Đất cơ sở tôn giáo: 0.01ha chiếm 0.05%diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0.05% so với tổng diện tích tự nhiên của phường. Đất cơ sở tín ngưỡng : 0.07ha chiếm 0.46% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0.46% so với tổng diện tích đất tự nhiên của phường.

2. Lịch sử

Trải qua bao đổi thay của thời gian, địa bàn phường Hàng Mã dần hình thành với các khu dân cư ngày càng phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc. Xưa kia, vùng dất này và khu Đông Thành là những thôn xóm ven sông Hồng, sông Tô được hình thành trên dải đất phù sa của chính hai con sông ấy.

Đến thế kỷ VI, khi Lý Nam Đế xây dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch, nơi đây tiếp liền khu thành quách, tạo thành một trong ba trung tâm của Hà Nội cổ: vùng cửa sông Tô Lịch. Theo sử cũ, năm 602, đời Hậu Lý Nam Đế; nước Vạn Xuân rơi vào ách thống trị của nhà Tùy, năm 622 nhà Tùy mất, Nhà Đường lên thay, đổi Giao Châu ra An Nam đô hộ phủ, đặt phủ lỵ ở Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay), sau mở rộng gọi là Đại La thành. Địa bàn Hàng Mã và khu Đông Thành vẫn là nơi tiếp giáp khu vực thành trì. Đến thế kỷ XI, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, vùng đất thuộc Phường ngày nay cùng với Hà Nội đã đi vào lịch sử, trở thành Thăng Long – đế đô nổi tiếng “ ở chính giữa bờ cõi đất nước”, “ là chỗ hội họp của bốn phương”. Từ thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX, địa bàn Hàng Mã vẫn thuộc khu Đông Thành và không có thay đổi gì đáng kể. Theo Đại Nam nhất thống chí, đây là vùng đất giáp chân Thành Thăng Long :Thời Lê thuộc huyện Vĩnh Xương, phủ Trung Đô (sau đổi thành phủ Phụng Thiên)

Sau khi nhà Nguyễn dời kinh đô vào Huế, Thăng Long chỉ còn là một trấn của Bắc Thành; năm 1832 đổi thành tỉnh Hà Nội. Năm 1882 quân pháp phá hủy tường thành, lấp đoạn đầu sông Tô Lịch và trên khu vực này dần hình thành các dãy phố mới tương ứng với các phố Phùng Hưng, Lý Nam Đế. Năm 1888, triều đình Huế chính thức ký đạo dụ chuyển Hà Nội thành đất nhượng địa cho Pháp và do người Pháp trực tiếp cai trị. Đứng đầu là một viên đốc lý. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp chia Hà Nội thành 8 hộ nội thành, khu vực phường Hàng Mã nằm trong khu Đồng Xuân là một trong các hộ nội thành đó.

Tháng 10 năm 1954, Thủ đô được giải phóng; khu vực Phường bao gồm 5 khối phố: khối 1 – Phùng Hưng, Khối 2 – Hàng Cót, Khối 3 – Hàng Rươi, Hàng Chai, Hàng Khoai, Khối 4 – Hàng Lược, Khối 5 – Hàng Mã thuộc khu Hoàn Kiếm. Đến năm 1974, các khối được sáp nhập và tổ chức thành ba tiểu khu: tiểu khu Hàng Mã, tiểu khu Phùng Hưng và tiểu khu Hàng Cót. Năm 1979 ba tiểu khu hợp nhất với tên gọi chung là tiểu khu Hàng Mã. Năm 1981, theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tiểu khu Hàng Mã chuyển thành phường Hàng Mã.

Ngày nay phường Hàng Mã bao gồm các phố: Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi, Lê Văn Linh, Cổng Đục, Hàng Chai và một phần các phố Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Hàng Khoai, Gầm Cầu và ngõ Hàng Hương.

3. Đặc trưng

Phố Hàng Mã nối từ phố Hàng Đường (Phường Hàng Đào) đến phố Phùng Hưng , qua ngã năm các phố Hàng Lược, Thuốc Bắc, Chả Cá; cắt phố Hàng Rươi và ngã tư Hàng Gà, Hàng Cót (dài khoảng 300 mét). Từ xưa đến nay, dân ở đây chuyên làm các thứ hàng mã bằng giấy để thờ cúng và vào dịp tết Trung Thu làm đồ chơi cho trẻ em như đèn ông sao, đèn kéo quân hay hình các ông “Tiến sĩ”… Ngày nay vào dịp rằm tháng tám hằng năm UBND quận Hoàn Kiếm đã quan tâm , chỉ đạo, tổ chức và giao cho UBND phường quản lý, duy trì Chợ Trung Thu truyền thống. Chợ  được tổ chức từ ngày mùng một đến hết ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Dân Hàng Mã vẫn làm và bán các hàng đồ chơi truyền thống, kết hợp bày bán các loại đồ chơi hiện đại khác. Người Hà Nội, nhất là các cụ già không ai không nhớ câu ca xưa nói về vẻ đẹp và truyền thống nghề thủ công nơi đây:

“Ai về Hàng Mã mà xem

Có đèn xẻ rãnh, có cô tiên gảy đàn…”

Một gian hàng bày bán đồ chơi phục vụ chợ Trung Thu Truyền Thống

          Nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá là phố Hàng Lược (dài khoảng 200 mét). Nơi đây, vào đầu thời Nguyễn, dân thường sản xuất và bán lược chải đầu bằng tre, sừng hay một số vật liệu khác. Ngày nay, các nhà dọc theo phố phần lớn mở các cửa hàng buôn bán hoặc các tiệm ăn. Đặc biệt vào dịp tết Nguyên Đán hằng năm, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tết, chợ Hoa được nhóm họp từ đầu phố đến cuối phố Hàng Lược. Dân trồng hoa ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân… mang hoa, cây cảnh như đào, quất, cúc, hải đường, lay ơn, thược dược… đến bày bán theo dọc phố. Cảnh người mua người bán, người đi xem hoa chen chúc, đông vui là nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội khi xuân đến.

Chợ Hoa Tết Hàng Lược truyền thống

 

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?